Xu hướng tiêu dùng mới đã và đang được hình thành mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam. Xu hướng này không giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể mà có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, trong ngành bán lẻ xu hướng này càng thể hiện một cách sâu sắc hơn. Vậy, xu hướng tiêu dùng mới sẽ mang lại những cơ hội và thách thức nào cho các doanh nghiệp?
Mục lục
Xu hướng tiêu dùng mới trong nền kinh tế 4.0
Năm 2020 là năm đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ về hành vi mua sắm để hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới trong tất cả các ngành hàng và lĩnh vực. Điều này, đã tạo ra những cơ hội và thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Trước đây, người tiêu dùng thường không có quá nhiều sự lựa chọn khi mua sắm. Tuy nhiên, đến bây giờ theo một nghiên cứu của Nielsen, người tiêu dùng sẽ lựa chọn và so sánh 5 nhãn hàng khác nhau để đưa ra quyết định mua hàng. Điều họ quan tâm không còn là giá cả mà là giá trị, chất lượng, tính năng có đáp ứng được nhu cầu hay không. Vì là người hiện đại họ rất bận nên các yếu tố về: thuận tiện, đơn giản sẽ được đặt lên hàng đầu khi mua sắm.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và tạo nên những thói quen mới của người tiêu dùng. Họ sẽ tìm hiểu trên internet về sản phẩm dự định mua để hiểu rõ công dụng của sản phẩm. Sau đó, họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng rất nhanh chóng. Kết hợp với mua hàng trực tuyến đáp ứng được các yếu tố trên, đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Theo Nielsen Việt Nam, có đến 47% người tiêu dùng thích trải nghiệm những sản phẩm mới, số lượng khách hàng trung thành chỉ chiếm 7%. Điều này sẽ cạnh tranh trực tiếp đối với các cửa hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Khi mà khách hàng trung thành sẽ tạo ra giá trị nhiều hơn so với khách hàng mới.
Sau khi dịch Covid – 19 diễn ra đã tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng. Phần lớn khách hàng sẽ lựa chọn mua trực tuyến hơn đến trực tiếp các cửa hàng. Đồng thời, người tiêu dùng chỉ trung thành với các cửa hàng nhưng không trung thành với các nhãn hàng. Khi nghiên cứu về vấn đề này, McKinsey&Company đã thấy được sự biến động đáng kể trong việc lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm. Có đến 75% người tiêu dùng được hỏi đã thay đổi thương hiệu trong dịch Covid – 19, điều này vẫn sẽ tiếp tục kéo dài sau dịch. Đồng thời, 42% người được hỏi đã có sự thay đổi từ sang mua hàng trên các cửa hàng trực tuyến.
Qua đó, xu hướng tiêu dùng mới mà mọi người hướng đến phải đáp ứng được các tiêu chí về sự tiện lợi, nhanh chóng, thông tin rõ ràng, trải nghiệm mua hàng tốt. Đây sẽ là cơ hội và thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ.
Cơ hội cho các doanh nghiệp tạo ra “sân chơi mới”
Xu hướng mới của người tiêu dùng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, cửa hàng phát triển. Điều này, buộc các doanh nghiệp phải tiếp cận và chuyển đổi nhanh chóng để đạt được điều này. Đặc biệt, với làn sóng chuyển đổi số thì các doanh nghiệp phải tận dụng được cơ hội này mà tạo nên sức bật cho mình. Không phải đơn giản mà tất cả các doanh nghiệp trong tất cả ngành nghề đều chuẩn bị cho điều này. Đó vừa là xu thế vừa là “mảnh đất màu mỡ” để khai thác và định vị được vị thế trên thương trường.
Với xu hướng tiêu dùng mới, các doanh nghiệp có thể tận dụng để khai thác được lượng khách hàng. Điều này, sẽ không bị giới hạn bởi bất kỳ một tiêu chuẩn hay rào cản nào. Khi mà vị thế, mối quan tâm về sản phẩm của người tiêu dùng đã khác trước. Chỉ cần bạn cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời và tạo nên sự thỏa mãn khi mua sắm thì bạn sẽ có khách hàng mới. Như vậy, bạn không chỉ chăm sóc tốt hơn cho khách hàng trung thành mà có được khách hàng mới. Chính vì vậy, cải thiện được quá trình mua hàng bằng một chuỗi phân phối hiệu quả, gắn kết sẽ giúp bạn được điều này.
Xu hướng bán hàng đa kênh cũng sẽ lên ngôi tạo ra tiềm lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói, bán hàng đa kênh đã không còn quá mới lạ trong ngành bán lẻ. Nhưng với những điều kiện như hiện nay, đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất để triển khai. Với tiềm năng của kênh truyền thống và tiềm lực của kênh trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và rộng hơn vào thị trường. Khi đó, không chỉ doanh nghiệp và các cửa hàng bán lẻ cũng khai thác được khách hàng mới. Nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận cho hoạt động bán hàng.
Đây cũng sẽ là cuộc cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp để xác định lại vị trí trên thị trường. Trong xu hướng tiêu dùng mới, tất cả các doanh nghiệp đều được đặt về vạch xuất phát như nhau. Chỉ những doanh nghiệp đón đầu được xu thế nhanh chóng và có hướng đi phù hợp mới có khả năng bật lên. Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và phù hợp với doanh nghiệp. Để có được những bước đi thông minh trong thị trường mới. Từ đó, thị phần sẽ được mở rộng hơn trên cả thị trường trực tuyến và truyền thống. Đây sẽ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp vực dậy và tạo nên một sân chơi mới do chính mình làm chủ.
Thách thức đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ
Cơ hội mở ra rất nhiều cho các doanh nghiệp đón đầu được xu hướng tiêu dùng mới đang hình thành. Bên cạnh đó, cũng khiến các doanh nghiệp đứng trước những thách thức vô cùng lớn. Nếu không giải quyết khôn khéo sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua của thị trường.
Cạnh tranh nội địa và khu vực sẽ là điểm nóng trong xu hướng tiêu dùng mới. Trong khi chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp nước ngoài khó mà khôi phục nhanh chóng đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng nội địa. Khi đó, tính cạnh tranh về khu vực sẽ xảy ra mạnh mẽ hơn bao giờ. Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh để có thể phân phối được sản phẩm của mình tốt hơn. Buộc phải xây dựng được một chuỗi quy trình hoàn thiện cho đến người tiêu dùng. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, khiến nhiều doanh nghiệp không thể cung cấp được trải nghiệm tốt cho người dùng. Việc chạy đua là tốt tuy nhiên nếu không có tiềm lực sẽ khiến các doanh nghiệp đứng trước bờ vực thất bại.
Nỗi lo về đổi mới công nghệ sẽ đeo bám các doanh nghiệp trong suốt thời kỳ này. Công nghệ hiện đại sẽ giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động và sản xuất. Từ đó, sẽ tiết kiệm được chi phí và nguồn nhân lực để doanh nghiệp đầu tư vào các mục tiêu khác. Đồng thời, với việc xây dựng hệ thống toàn diện thì đòi hỏi công nghệ phải hiện đại, mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng. Do đó, cuộc chiến công nghệ chưa bao giờ đến hồi kết của các doanh nghiệp để có thể phát triển.
Bên cạnh đó, việc xây dựng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong cả tiến trình này. Vì nhân lực sẽ là những người tham gia và làm chủ các hoạt động của doanh nghiệp. Sự nhạy bén với thị trường, tầm nhìn, sự sáng tạo là yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt và đáp ứng được người tiêu dùng. Do đó, xây dựng được nguồn nhân lực tốt sẽ là bài toán của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời đại mới sự thay đổi diễn ra theo từng giờ, từng ngày. Nếu nhân lực không nắm bắt để có chiến lược phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp thụt lùi.
Cải tiến sản phẩm là điều cần thiết để doanh nghiệp tăng cạnh tranh trong xu hướng tiêu dùng mới. Người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều đến giá trị và chất lượng mà sản phẩm mang lại. Do đó, việc cải tiến sẽ đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tạo được mối liên kết cảm xúc giữa sản phẩm và khách hàng. Mối liên hệ này là yếu tố cốt lõi trong việc phát triển và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Đồng thời, điều này sẽ tăng sức cạnh tranh giữa sản phẩm của bạn trên thị trường hơn.
Như vậy, xu hướng tiêu dùng mới được hình thành như là một điều tất yếu của thị trường. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động thay đổi để nắm bắt và phát triển. Bên cạnh những cơ hội tiềm năng mà xu hướng này mang đến cho doanh nghiệp, thì cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Do đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị thật tốt về công nghệ để quản lý hiệu quả tối ưu chi phí, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, nguồn lực dồi dào có chuyên môn cao,… để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
22,518 comments