Home / Blogs / 68% đối tác kinh doanh rời bỏ doanh nghiệp vì chăm sóc kém

68% đối tác kinh doanh rời bỏ doanh nghiệp vì chăm sóc kém

Đối tác rời bỏ doanh nghiệp viễn cảnh dự báo về sự khủng hoảng của hệ thống phân phối. Thu hút đối tác tham gia vào hệ thống nhà phân phối là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng để họ rời đi thì lại rất dễ dàng. Điều này báo động về một hệ thống phân phối chưa hoàn thiện. Vậy, tại sao các đối tác lại muốn rời bỏ doanh nghiệp để tìm kiếm một nơi hợp tác mới? Hãy cùng HQsoft đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Vai trò của đối tác kinh doanh trong mô hình phân phối

Hoạt động mô hình phân phối mỗi đối tác sẽ giữa vai trò nhất định trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Tất cả cùng hợp tác với nhau trong mối quan hệ win – win để thực hiện mục tiêu chung cho hệ thống. Cung ứng sản phẩm nhanh chóng, kịp thời cho thị trường để tăng thị phần và doanh số. Cho nên, mỗi đối tác như một mắt xích gắn kết với nhau để hoạt động hiệu quả, nên không thể xem thường vai trò của bất kỳ một đối tác nào.

Vai trò của các đối tác trong hệ thống phân phối

Với tư cách là một doanh nghiệp sản xuất thì hệ thống phân phối sẽ giúp sản phẩm tiếp cận với thị trường dễ dàng hơn. Nếu chuỗi cung ứng về sản phẩm bị ngắt quãng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Có thể kể đến là các đối tác cung cấp nguyên liệu ban đầu. Nguồn cung không ổn định sẽ dẫn đến hàng hóa sản xuất không đủ. Dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá thành tăng cao. Nếu không có nhà cung ứng nguyên liệu chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất tính cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường. 

Nhà phân phối là đối tượng giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và hệ thống bán lẻ. Đây được xem là nơi dự trữ hàng hóa và vận chuyển đến các điểm bán hàng. Với một hệ thống nhà phân phối rộng khắp các tỉnh thành sẽ đáp ứng nhanh chóng về nhu cầu hàng hóa, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển từ tổng công ty đến cửa hàng bán lẻ. Đây là cổng trung gian để truyền đạt chính sách và chương trình đến khách hàng.

Hệ thống cửa hàng bán lẻ đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống. Vì đây, sẽ là người thay nhà sản xuất đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Sự phát triển của hệ thống cửa hàng bán lẻ sẽ là yếu tố quyết định về độ bao phủ của sản phẩm. Đồng thời, thể hiện khả năng chiếm thị phần của doanh nghiệp. Do đó, nếu cửa hàng bán lẻ tốt sẽ đảm bảo xây dựng được nguồn khách hàng thân thiết. Từ đó, có thể thúc đẩy được doanh số bán hàng mang lại doanh số cho cả hệ thống. Nên cửa hàng bán lẻ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng trải nghiệm khách hàng và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

Có thể thấy, từng đối tác trong hệ thống phân phối đều giữ một vai trò quan trọng. Đảm bảo cho việc vận hành thuận lợi, mang lại lợi nhuận cho cả hệ thống. Từ đó, định vị được vị trí của sản phẩm trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Khiến đối tác sẽ gắn kết lâu dài mà không thể rời bỏ doanh nghiệp của bạn được.

Tại sao đối tác rời bỏ doanh nghiệp?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự rời bỏ doanh nghiệp của đối tác kinh doanh. Nhưng nhìn chung thì tất cả đều xuất phát từ sự chăm sóc quá kém của doanh nghiệp. Vậy, chúng ta cùng nhau làm rõ những nguyên nhân xoay quanh vấn đề này.

Nguyên nhân vì sao tối tác rời bỏ doanh nghiệp
  • Chính sách dành cho đối tác trong kênh không đồng nhất

Nguyên nhân đầu tiên khiến đối tác rời bỏ doanh nghiệp là không có sự đồng nhất giữa các kênh phân phối. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, đều lựa chọn cho mình nhiều hình thức phát triển kênh khác nhau. Đó có thể là đơn kênh hay đa kênh để phục vụ cho nhu cầu cung ứng được hàng hóa. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong kênh bắt đầu khi bắt đầu có các chính sách phân kênh. Khi đó, quyền lợi và lợi của đối tác sẽ không còn giữ vai trò cân bằng mà sẽ nghiêng hẳn về một phía nhất định. Điều này, khiến các đối tác trong các kênh còn lại bị đối xử không công bằng, có thể không giống như những hứa hẹn ban đầu. Từ đó, họ sẽ không nỗ lực để thực hiện mục tiêu chung mà hoạt động cầm chừng. Làm cho tốc độ phát triển bị “giậm chân tại chỗ” ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đến một lúc thích hợp sẽ ra khỏi hệ thống mà tìm kiếm cho mình đối tác mới. Để đảm bảo những quyền lợi và lợi ích luôn được đảm bảo.

  • Các vấn đề không được giải quyết một cách nhanh chóng

Giải quyết các vấn đề không triệt để, quá lâu thể hiện sự yếu kém trong của quá trình chăm sóc đối tác của doanh nghiệp. Những vấn đề này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của đối tác. Do đó, giải quyết nhanh chóng và kịp thời sẽ tạo nên niềm tin vào doanh nghiệp. Những vấn đề này thường xuất phát từ: phản ánh của khách hàng, chất lượng sản phẩm, theo dõi đơn hàng, chương trình, chinh sách của công ty,… Do đó, những vấn đề này được xếp vào loại cấp bách cần được giải quyết để khách hàng yên tâm mà sử dụng sản phẩm của công ty. Và đối tác quan tâm, muốn hợp tác lâu dài mới có những động thái đề cập đến các khúc mắc để doanh nghiệp giải quyết. Nếu không được quan tâm và giải quyết thì chắc chắn họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp. Vì không tin tưởng về tương lai gắn kết giữa hai bên.

  • Bỏ qua trải nghiệm của đối tác kinh doanh

Người ta thường nhắc đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Nhưng quên mất rằng các đối tác cũng là một khách hàng và họ cũng có trải nghiệm mua hàng. Vì họ cũng là những người mua hàng của doanh nghiệp để về phân phối lại. Do đó, trải nghiệm mua hàng của đối tác sẽ góp phần cải thiện về quy trình vận hành và quản lý của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được hoạt động kinh doanh và xây dựng được nền tảng nội bộ để phát triển. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến trải nghiệm của người dùng. Mà bỏ qua trải nghiệm của đối tác nên hoạt động của hệ thống vẫn mãi ỳ ạch. Gây tốn thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và đối tác. Nếu vẫn tồn tại vấn đề này thì nhiều đối tác sẽ rời bỏ doanh nghiệp vì không được quan tâm.

  • Không lắng nghe ý kiến đóng góp của đối tác

Theo thống kê, có đến 70% tin tưởng vào những đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Do đó, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, nếu trải nghiệm về sản phẩm không đúng như mong đợi thì các cửa hàng bán lẻ sẽ người tiếp nhận ý kiến này nhiều nhất. Những lời góp ý này không phải thông qua những cuộc khảo sát hay đánh giá khách hàng. Mà thường xuất hiện từ những câu chuyện thường ngày của họ. Do đó, tiếp nhận và lắng nghe ý kiến đóng góp sẽ giúp cải thiện được chất lượng của sản phẩm. Đối tác chính là những người sẽ cung cấp những thông tin này cho bạn. Trong đó, ý kiến của các cửa hàng bán lẻ sẽ là có sức ảnh hưởng hơn cả. Vì họ chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nên những nhìn nhận này sẽ đánh giá khách quan để doanh nghiệp cải thiện. Nếu cứ mãi theo “lối mòn” về phát triển sản phẩm, mở rộng hệ thống mà không quan tâm đến cảm nhận của khách hàng. Thì hệ thống sẽ không thể tồn tại vì khách hàng, đối tác không tin tưởng vào doanh nghiệp.

Vậy, để ngăn chặn được trường hợp đối tác rời bỏ doanh nghiệp thì bạn cần giải quyết được những vấn đề liên quan đến quá trình chăm sóc khách hàng. Đó là việc cân bằng quyền lợi và lợi ích của các đối tác, luôn tiếp thu và giải quyết nhanh chóng các vấn đề, tăng trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, bạn có thể xây dựng được hệ thống phân phối vững mạnh.