Thời đại công nghệ số đã đặt ra nhiều thách cho hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Để tồn tại được trước sức ép của thị trường, đòi hỏi các cửa hàng phải thay đổi để thích ứng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng vẫn giữ cách kinh doanh truyền thống để hoạt động. Vậy tại sao các cửa hàng vẫn không chịu thay đổi để phù hợp với thị trường và giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn này? Hãy cùng HQsoft tìm hiểu và giải quyết vấn đề này cho chủ các cửa hàng bán lẻ nhé.
Mục lục
- 1 Nguyên nhân 1: Tâm lý ngại thay đổi của các chủ cửa hàng bán lẻ
- 2 Nguyên nhân 2: Không chủ động trong quá trình kinh doanh
- 3 Nguyên nhân 3: Không quản lý được hoạt động của cửa hàng bán lẻ
- 4 Nguyên nhân 4: Hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi
- 5 Nguyên nhân 5: Không ứng dụng công nghệ vào hoạt động mua bán hàng
Nguyên nhân 1: Tâm lý ngại thay đổi của các chủ cửa hàng bán lẻ
Có thể nói, nguyên nhân lớn nhất kiến cho các cửa hàng bán lẻ mãi trì trệ đó là tâm lý ngại thay đổi. Điều này, như một con dao hai lưỡi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh của cửa hàng. Một mặt, tạo nên tâm lý an toàn cho người chủ cửa hàng với những cái gì đã trải qua. Họ tin chắc rằng họ vẫn có thể tồn tại được với kinh nghiệm kinh doanh đã có. Mặt khác, điều này sẽ tạo nên suy nghĩ bảo thủ khi tiếp cận những cái mới.
Với tâm lý chỉ kinh doanh ở một khu vực địa phương nhất định thì họ đã có nguồn khách hàng sẵn. Vô hình chung tạo nên tâm lý ngại thay đổi vì không cần phải tìm kiếm khách hàng mới. Điều này khiến các cửa hàng không thể cạnh tranh được với các cửa hàng trực tuyến đang trở thành xu hướng. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng không thể đảm bảo được doanh thu mỗi tháng.
Nguyên nhân 2: Không chủ động trong quá trình kinh doanh
Với hình thức hoạt động truyền thống thì các cửa hàng bán lẻ hoàn toàn bị động trong cả quá trình kinh doanh. Từ các khâu tìm kiếm nhà cung cấp để phân phối sản phẩm, đặt hàng, quản lý đơn hàng và tìm kiếm khách hàng mới. Tất cả những quá trình này, chủ cửa hàng đều thông qua đội ngũ sales thị trường của doanh nghiệp mà không thể kết nối trực tiếp với nhà cung cấp. Do đó, nếu sales đến đúng thời điểm thì cửa hàng sẽ có hàng bán trong những ngày tiếp theo. Cửa hàng cũng không chủ động để tìm kiếm nhà phân phối để mua hàng. Nên dù làm chủ hoạt động kinh doanh nhưng về bản chất vẫn là bị động. Trong thời đại công nghệ số, việc chủ động là yếu tố cần thiết để các cửa hàng cạnh tranh được với nhau. Nếu không chủ động, cửa hàng sẽ tự “bóp chết” việc kinh doanh của mình trước sức ép của thị trường.
Nguyên nhân 3: Không quản lý được hoạt động của cửa hàng bán lẻ
Việc quản lý cửa hàng bán lẻ tưởng chừng như đơn giản như thực chất là việc vô cùng khó khăn. Ở cửa hàng số lượng mẫu mã và sản phẩm vô cùng đa dạng đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau. Do đó, việc quản lý được tồn kho của các mặt hàng sẽ giúp cửa hàng tranh được tình trạng thiếu hụt hàng hóa khi bán. Tối ưu được vấn đề đặt hàng và luân chuyển nguồn vốn của cửa hàng. Hiện nay, nhiều cửa hàng vẫn duy trình cách quản lý truyền thống thống kê dựa vào các sổ sách. Nên không thể kiểm soát được lượng tồn kho thực tế để đặt hàng. Cũng như kiểm soát được dòng chảy của nguồn tiền. Những điều này sẽ gây ra tổn thất rất nhiều cho cửa hàng về chi phí và sản phẩm. Do đó, để cạnh tranh được với các cửa hàng khác cửa hàng cần phải quản lý tốt được hàng – tiền của mình. Để luôn đủ hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng khi cần thiết.
Nguyên nhân 4: Hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Đặc biệt, sau khi đợt dịch Covid – 19, người tiêu dùng dần dần chuyển từ hình thức mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến. Với đặc tính đảm bảo sự nhanh chóng, tiện lợi và nhiều ưu đãi. Nên mua sắm trực tuyến đã có bước nhảy vọt về doanh thu trong và sau đợt dịch này. Trong khi đó, các cửa hàng bán lẻ truyền thống đã chịu tổn thất khá nặng nề và vẫn chưa thể vực dậy được. Các chuyên gia dự đoán về việc thay đổi này sẽ tiếp tục kéo dài và uy hiếp đến việc kinh doanh của cửa hàng. Nhưng các cửa hàng không nhận ra mối đe dọa này. Vì với hình thức kinh doanh trong một khu vực nhất định, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của cửa hàng. Nhưng khi xu hướng này ngày càng phát triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức cạnh tranh của các cửa hàng.
Nguyên nhân 5: Không ứng dụng công nghệ vào hoạt động mua bán hàng
Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp các cửa hàng bán lẻ tối ưu hóa được hoạt động bán hàng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để các cửa hàng mở rộng được hoạt động kinh doanh. Nhưng với cách kinh doanh truyền thống việc sử dụng công nghệ là điều khá xa vời của các cửa hàng. Điều này, mang lại nhiều hạn chế về mở rộng kinh doanh, cạnh tranh với cửa hàng trực tuyến và quản lý,… Đồng thời, với việc ngại sử dụng những công cụ phức tạp sẽ khiến các cửa hàng không hứng thú khi áp dụng.
Nền tảng nRetail được xây dựng là một ứng dụng có thể sử dụng trên điện thoại và các các thiết bị khác. Với các thao tác đơn giản và dễ dàng quản lý cửa hàng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, sử dụng nRetail sẽ giúp chủ cửa hàng mua sắm, đặt hàng trực tuyến dễ dàng hơn, có thể thực hiện tại nhà hay bất kỳ nơi đâu mà không phải chờ đợi nhân viên bán hàng. Đồng thời, đây là mô hình với sự kết hợp độc đáo giữa phương thức bán lẻ truyền thống và trực tuyến (O2O) tạo nên một hệ sinh thái vô cùng hiệu quả và thuận tiện cho các nhà cung cấp, các cửa hàng và người tiêu dùng cùng tham gia trải nghiệm, tương tác trực tuyến với nhau. Khi sử dụng nRetail các cửa hàng sẽ được cung cấp đầy đủ bộ công cụ để quản lý về: tồn kho, đơn hàng, công nợ,…
Thời đại công nghệ số đã gây ra rất nhiều thách thức cho sự tồn tại của các cửa hàng bán lẻ. Để tồn tại, cửa hàng phải chủ động trong việc thay đổi và tham gia vào các nền tảng công nghệ. Khi đó, các cửa hàng vừa tận dụng được lợi thế của hình thức kinh doanh truyền thống. Vừa khai thác được lượng khách hàng trên nền tảng số. Tham gia vào nền tảng nRetail sẽ giúp cửa hàng chủ động trong kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và hội nhập nhanh hơn với thị trường số.