Nhiệm vụ của salesman là bán hàng để tăng doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào đến cửa hàng cũng có thể bán hàng được. Đôi khi, vì cửa hàng quá đông khách không có thời gian tiếp được bạn hay vì không quản lý được số lượng hàng hóa nên không biết đặt như thế nào. Nhưng có lẽ, nguyên nhân lớn nhất là có quá nhiều salesman đến cùng một lúc khiến họ đã bận thêm bận hơn. Vậy, bạn sẽ giải quyết như thế nào để hạn chế việc này nhằm tối ưu hơn hoạt động bán hàng. Hãy cùng HQsoft giải đáp cho vấn đề này nhé.
“Ác cảm” với salesman nhiều cửa hàng không muốn hợp tác
Trong kinh doanh để chủ cửa hàng có ác cảm thì công việc của bạn sẽ vô cùng khó khăn. Những điều ác cảm thường xuất phát trong quá trình bán hàng cho họ. Không phải ngẫu nhiên những salesman giỏi là những người mà khách hàng rất yêu thương. Với tâm lý yêu thương thì không chỉ sản phẩm mới mà khả năng upsell của bạn sẽ cao hơn. Do đó, dù hoạt động bán hàng trong bất kỳ ngành nào bạn cũng cần chiếm được tình cảm của khách hàng.
Trong mô hình phân phối, cửa hàng bán lẻ sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy doanh số. Do đó, bạn càng được khách hàng quý mến thì khả năng bán hàng thành công của bạn sẽ cao hơn. Bạn nên biến hoạt động bán hàng thành một hoạt động viếng thăm vui vẻ hơn. Chẳng có một vị khách nào cảm thấy thoải mái khi bạn chỉ chăm chăm vào việc bán hàng. Như bạn cũng biết, mỗi cửa hàng sẽ phân phối nhiều mặt hàng khác nhau. Do đó, nếu tất cả các salesman đều đến cùng một lần và chỉ bán hàng sẽ gây ra sự khó chịu và cản trở việc kinh doanh. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì dần dần chủ cửa hàng sẽ có “ác cảm” với bạn. Kéo theo đó, việc bán hàng của bạn sẽ khó khăn hơn khi khách hàng không muốn làm việc với bạn. Đây có thể được xem là nguyên nhân lớn nhất khiến khách hàng khó chịu mỗi khi bạn đến.
Nếu có quá nhiều salesman đến bán hàng cùng một lúc bạn sẽ rất khó để upsell được. Khi đó, khách hàng chỉ muốn làm sao để tất cả có thể đi nhanh nhất để không cản trở việc bán hàng. Do đó, hoặc là họ chỉ lên một vài sản phẩm đang thiếu để có hàng bán; hoặc là họ sẽ hẹn bạn vào những dịp khác quay lại. Như vậy, một mặt khách hàng sẽ không đảm bảo được lượng hàng tồn để bán; sẽ mất khách khi không đủ hàng. Mặt khác, các sales thị trường sẽ mất thêm thời gian quay lại khi cần thiết và không tối ưu được giá trị đơn hàng. Trong trường hợp xấu hơn, thì bạn sẽ không bao giờ bán được hàng cho chủ cửa hàng. Mà họ sẽ chuyển sang một nhà cung cấp khác để phân phối hàng hóa. Tìm kiếm được sự thoải mái trong quá trình mua bán hàng hóa. Do đó, bạn cần phải tránh gây “ác cảm” với khách hàng để tối ưu được hoạt động và tăng doanh số bán hàng.
Salesman nên làm gì để bán hàng lúc khách hàng đang bận
Người ta thường nói: “Đúng người đúng thời điểm” đúng trong nhiều trường hợp. Trong hoạt động bán hàng thì điều này còn thể hiện sâu sắc hơn. Bạn phải đến đúng khách hàng và đúng thời điểm khách hàng cần và bán đúng sản phẩm mà họ đang thiếu. Chỉ như vậy, bạn mới có thể tăng doanh số và chủ cửa hàng sẽ niềm nở đón mỗi khi bạn đến. Tuy nhiên, việc có nhiều salesman đến cùng một lúc sẽ là điều khiến chủ cửa hàng khó chịu. Đặc biệt, là lúc đông khách thì việc có quá nhiều sales của nhãn hàng sẽ cản trở việc kinh doanh của họ. Vậy, bạn nên làm gì để có thể bán hàng vào những lúc như thế này?
Trước hết, bạn cần xem xét lại tần suất viếng thăm khách hàng. Dựa vào các số liệu báo cáo bán hàng bạn có thể hoạch định được kế hoạch bán hàng làm sao tối ưu hơn. Thông thường các con số về doanh số bán hàng, giá trị đơn đặt hàng và những mặt hàng thường xuyên mua. Từ đó, phân loại khách hàng để thành lập một danh sách các tuyến bán hàng cho salesman. Như vậy, bạn có thể tiếp cận tốt khách hàng vào đúng thời điểm mà họ đang cần bạn. Điều này, sẽ làm giúp bạn bán hàng nhanh chóng và tăng được giá trị của đơn hàng.
Việc tiếp theo bạn cần làm nên tránh đến các cửa hàng vào những thời điểm đông khách. Thông thường, thời điểm cửa hàng bán lẻ đông sẽ rơi vào 2 khung giờ, từ 10h00 – 12h00 và từ 18h00 – 20h00. Vì đây là những khung giờ mà khách hàng sẽ tập trung đi mua hàng để chuẩn bị trong ngày. Do đó, bạn cần tránh những khung giờ này để chăm sóc khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cửa hàng mà thói quen sinh hoạt ở khu vực cũng khác nhau. Do đó, là sales thị trường bạn có thể đề xuất những khung giờ phù hợp để có thể viếng thăm.
Mối quan hệ giữa chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng sẽ được xây dựng phần lớn trên cơ sở tình cảm. Do đó, để bán hàng tốt bạn nên xây dựng mối quan hệ thân thiết với cửa hàng. Điều này, xuất phát từ những điều đơn giản trong cửa hàng. Như việc bạn có thể sắp xếp lại hàng hóa trên các kệ trưng bày hay vào những thời điểm đông khách bạn có thể phụ họ bán hàng. Những điều như vậy, chắc chắn giúp bạn chiếm được tình cảm của khách hàng hơn với những người khác. Từ đó, mỗi khi đến bán hàng thì bạn nhận được sự ưu tiên để công việc của mình dễ dàng hơn. Doanh số bán hàng cũng sẽ tăng theo mức độ tình cảm giữa bạn với khách hàng. Nên cho dù là bạn vô tình đến lúc đông khách thì họ vẫn sẽ niềm nở chào đón mà không khó chịu.
Hiện nay, một nền tảng nRetail sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Với nRetail sẽ không quá mất thời gian để có thể chăm sóc cho cửa hàng. Cửa hàng bán lẻ sẽ chủ động để lên đơn hàng dựa theo số liệu được báo cáo về. Với nRetail hệ thống sẽ tự động chăm sóc khách hàng nên bạn tiết kiệm được thời gian, nhân lực. Nhưng vẫn đảm bảo được tần suất chăm sóc khách hàng và doanh số bán hàng.
Qua đó, có thể thấy bán hàng cho khách hàng “đúng người, đúng thời điểm” quan trọng như thế nào. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng bán hàng mà không cần mất nhiều thời gian và nhân sự. Đồng thời, bạn có thể chuyển dịch qua nền tảng nRetail để tối giản quá trình kết nối giữa doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ.