Cửa hàng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phân phối, là nơi cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trường cho các các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là nơi để người tiêu dùng tiếp cận và mua hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy hoạt động với quy mô nhỏ và trong một khu vực nhất định nhưng các cửa hàng cũng có những nỗi lo canh cánh trong lòng. Vậy, hãy cùng HQsoft tìm hiểu những nỗi lo mà cửa hàng bán lẻ gặp phải trong quá trình hoạt động nhé.
Mục lục
- 1 1. Quy trình đặt hàng, thời gian vận chuyển tốn thời gian
- 2 2. Cửa hàng bán lẻ không kiểm soát được tồn kho để định lượng đơn hàng
- 3 3. Cạnh tranh về giá giữa các cửa hàng bán lẻ cùng phân phối sản phẩm
- 4 4. Thông tin chương trình không minh bạch và rõ ràng
- 5 5. Mua hàng trực tuyến đang trở thành xu thế của thị trường
1. Quy trình đặt hàng, thời gian vận chuyển tốn thời gian
Hàng hóa giao nhanh và đúng số lượng luôn là mong muốn của các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp với quy trình đặt hàng phức tạp, kéo dài thời gian giao hàng khiến không ít các chủ cửa hàng ngán ngẫm mỗi khi đặt hàng. Đặc biệt, trong mùa cao điểm việc cung cấp hàng hóa nhanh chóng sẽ chiếm được ưu thế trên thị trường. Một mặt khách hàng sẽ luôn tin tưởng vào lượng hàng mà bạn có nên sẽ ghé cửa hàng để mua sắm khi có nhu cầu. Mặt khác, cửa hàng sẽ có được những người khách hàng trung thành, giúp gia tăng doanh số bán hàng. Do đó, việc hàng hóa đến chậm sẽ khiến cửa hàng thiệt hại rất nhiều về lượng và chất. Gây ảnh hưởng đến uy tín và doanh số bán hàng hằng ngày của cửa hàng.
2. Cửa hàng bán lẻ không kiểm soát được tồn kho để định lượng đơn hàng
Dù hoạt động với quy mô nhỏ nhưng số lượng hàng hóa của cửa hàng bán lẻ lại vô cùng đa dạng. Các sản phẩm được phân phối từ nhiều nhãn hàng khác nhau để luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, kiểm soát hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng để cân bằng lượng hàng hóa với sức mua của người tiêu dùng. Nếu bạn theo dõi bằng cách ghi chép chắc chắn bạn sẽ không nắm được số lượng tồn thực tế nên việc đặt hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi đó, bạn sẽ không thể biết được mình cần đặt hàng bao nhiêu là đủ. Chính vì điều này nhiều cửa hàng trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa, khiến cửa hàng không giữ chân được khách hàng kéo theo doanh số bán hàng bị giảm đáng kể. Từ đó, bài toán cạnh tranh giữa các cửa hàng ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, việc quản lý hiệu quả sẽ giúp cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn và đảm bảo được tốc độ phát triển.
3. Cạnh tranh về giá giữa các cửa hàng bán lẻ cùng phân phối sản phẩm
Cạnh tranh về giá là điều vẫn diễn ra giữa các cửa hàng bán lẻ. Thông thường, điều này xuất phát từ chính sách giá của các nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc cạnh tranh về gia xảy ra trong cùng một nhà cung cấp. Khi mà chính sách giá giữa nhà cung cấp và cửa hàng khi mà chính sách giá gặp lỗ hổng về sự đồng nhất giữa các đối tác. Tuy việc cạnh tranh về giá người hưởng lợi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng khi họ mua được sản phẩm có mức giá thấp hơn thị trường. Nhưng điều này, gây ra tâm lý hoang mang cho khách hàng khi không biết cửa hàng nào mới là đơn vị phân phối chính thống; cửa hàng nào sẽ là đơn vị nhập hàng giả hàng giả hàng nhái về kinh doanh. Chính vì vậy, cạnh tranh về giá luôn là thách thức lớn của cửa hàng trong việc cân bằng mức giá bán ra nhưng phải có lợi nhuận để duy trì.
4. Thông tin chương trình không minh bạch và rõ ràng
Chương trình khuyến mãi, trưng bày, tích lũy,… là phương án tối ưu để kích thích nhu cầu của thị trường. Do đó, nhà cung cấp luôn tạo ra nhiều chương trình khác nhau để thu hút người tiêu dùng. Những chương trình này luôn nhận được sự quan tâm của các cửa hàng bán lẻ. Khi đó, bạn vừa nhận được một phần chiết khấu của doanh nghiệp vừa tăng doanh số bán hàng. Còn doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu của người tiêu dùng để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong mô hình phân phối thông tin không truyền trực tiếp từ doanh nghiệp đến cửa hàng mà phải thông qua nhiều cổng trung gian khác nhau. Có rất nhiều trường hợp thông tin về chương trình không minh bạch nên phần trăm chiết khấu cũng không chính xác. Do đó, chủ cửa hàng ngày càng không hứng thú với các chương trình này.
5. Mua hàng trực tuyến đang trở thành xu thế của thị trường
Với sự phát triển của các trang thương mại điện tử hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã có sự dịch chuyển nhất định. Khi mà người tiêu dùng chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có thể mua hàng. Đây chính là nguy cơ xóa bỏ các cửa hàng truyền thống trong tương lai không xa. Do đó, việc cạnh tranh giữa tạp hóa và cửa hàng trực tuyến chưa bao giờ là gây gắt như lúc này. Theo báo cáo của Nielsen thì, mặc dù phần lớn người tiêu dùng (69%) vẫn chọn các cửa hàng truyền thống để mua sắm. Tuy nhiên, gần nửa triệu người dùng (48%) đang chuyển sang các cửa hàng mua sắm trực tuyến. Đặc biệt là dịch Covid – 19 thì xu thế mua sắm trực tuyến trở nên ngày càng phổ biến. Khi mà doanh số bán hàng luôn vượt ngưỡng, còn các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn mãi chật vật với thị trường. Trong khi đó, chỉ trong vài tháng ảnh hưởng dịch Covid – 19, Tiki phát triển với tốc độ vượt bậc với 4.000 đơn hàng/ phút, SpeedL và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến. Grab đã cho ra đời nền tảng “Grab Mart” để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của người tiêu dùng. Trước những thách thức này buộc các cửa hàng bán lẻ phải thay đổi và nắm bắt xu hướng mua sắm trực tuyến để có thể tồn tại.
Do đó, dù hoạt động với mô hình nhỏ nhưng chủ cửa hàng bán lẻ cũng gặp không ít khó khăn trong việc vận hành hoạt động kinh doanh. Để giữ chân khách hàng, thúc đẩy doanh số, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, các cửa hàng phải chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, thay đổi để phù hợp với xu thế thị trường để tồn tại trong nền kinh tế thị trường.